Title: | Sự tham gia của người dân thông qua Chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Phường 4 Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Hà Tuấn Phương |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Hữu Lam |
Keywords: | Hành chính công; Public management; Quản lý đô thị; Urban management |
Abstract: | Mô hình “Chính phủ mở” là mô hình đầy quyền lực, thiết thực và rõ ràng để chuyển giao quyền lực từ chính phủ sang dân chúng; là mô hình hiệu quả để mang những giá trị tốt đẹp từ sự minh bạch, sự hợp tác giữa chính quyền với người dân; là mô hình hiện đại theo xu hướng thế giới đang hướng tới. Bên cạnh đó, thực tiễn tại địa phương cũng đã cho thấy công tác vận động người dân tham gia vào các phong trào địa phương còn nhiều hạn chế. Chính vì thế, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Phường 4 Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu về sự tham gia của người dân, tư duy thiết kế, đóng góp từ công dân, chính phủ mở và đồng thời được tham vấn ý kiến từ 04 chuyên gia. Nghiên cứu sử dụng phầm mềm SPSS-20 với các phương pháp phân tích phục vụ cho quá trình nghiên cứu gồm: Kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội, xác định sự khác biệt bằng phương pháp T-Test và ANOVA. Kết quả phân tích hồi quy đã khẳng định mô hình công dân tham gia quản trị nhà nước là phù hợp và có thể được áp dụng tại Phường 4. Qua đó, 03 nhân tố là quản trị hợp tác (QT), ý tưởng công dân và sự đổi mới (YT) và dân chủ hợp tác (DC) đều có ảnh hưởng tới chính phủ mở (CP) và có quan hệ tuyến tính thuận, tác động tích cực đến chính phủ mở. Trong đó, nhân tố quản trị hợp tác có tác động lớn nhất đến chính phủ mở (= 0,456), kế đến là nhân tố ý tưởng công dân và sự đổi mới (= 0,362) và cuối cùng là nhân tố dân chủ hợp tác (= 0,268). Kết quả kiểm định ANOVA cũng đã xác định là có sự khác biệt đối với sự tham gia chính phủ mở theo biến định tính cá nhân ở từng nhóm có độ tuổi và trình độ học vấn khác nhau. Bên cạnh đó, các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm luận cứ khoa học, thực tiễn và tác giả đã đề xuất 03 nhóm giải pháp cụ thể để giúp cho Lãnh đạo UBND Phường 4 tham khảo thêm trong quá trình xây dựng Phường VMĐT nhằm đạt thực chất và hiệu quả. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Chuyên ngành: Quản lý công |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1026407~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56969 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|