Title: | Vốn xã hội và tiền lương: nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam |
Author(s): | Lê Thị Nga |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Trần Tiến Khai |
Keywords: | Vốn xã hội; Tiền lương; Việt Nam; Social capital; Wages; Vietnam; Kế hoạch đầu tư; Investment planning |
Abstract: | Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ giữa vốn xã hội, cụ thể là phương pháp tìm việc phi chính thức thông qua bạn bè họ hàng và tiền lương của người lao động tại một số tỉnh thành Việt Nam, đề tài xây dựng mô hình hồi quy tiền lương dựa trên hàm tiền lương Mincer mở rộng với phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường (OLS). Số liệu được lấy từ bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy người lao động có được công việc nhờ vào kênh phi chính thức nhận được mức lương thấp hơn người lao động tìm việc thông qua kênh chính thức. ói cách khác, phương pháp tìm việc làm thông qua bạn bè, họ hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến tiền lương mà người lao động nhận được. Ngoài ra, năng suất lao động, đặc điểm công việc và yếu tố vùng miền cũng giải thích sự biến thiên về tiền lương của người lao động. Người lao động có trình độ học vấn càng cao thì tiền lương mà họ nhận được càng nhiều. Số năm kinh nghiệm tác động tích cực đến tiền lương của người lao động nhưng khi kinh nghiệm đạt đến một mức độ nhất định, nếu số năm kinh nghiệm càng tăng thì tốc độ tăng lương càng giảm. Hơn nữa, tiền lương giữa những nhóm lao động phân theo giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống, hợp đồng lao động, nơi làm việc, nghề nghiệp, ngành kinh tế và khu vực kinh tế có sự chênh lệch rõ rệt. Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe cũng tác động đến tiền lương của người lao động mặc dù mức độ ảnh hưởng tương đối nhỏ. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1028723~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58288 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|