Title: | Ảnh hưởng của cơ cấu vốn sở hữu và thuế thu nhập doanh nghiệp lên cấu trúc vốn |
Author(s): | Lê Thảo Vân |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Bùi Thị Mai Hoài |
Keywords: | Vốn; Cấu trúc vốn; Cấu trúc sở hữu; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Capital; Capital structure; Ownership structure; Corporate income tax; Tài chính doanh nghiệp; Corporate finance |
Abstract: | Bài nghiên cứu của tác giả cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và đặc biệt là cho giả thiết tồn tại mối quan hệ đánh đổi giữa quyền sở hữu quản lý (MSO) và tỷ lệ nợ (DR) để làm giảm chi phí đại diện (CPĐD). Hơn nữa, tác giả đã xem xét ảnh hưởng của thuế thu nhập cá nhân (TNDN) và cấu trúc sở hữu đến mối quan hệ này. Kết quả cho thấy rằng quyền sở hữu quản lý và nợ là hai công cụ thay thế nhau trong việc làm giảm CPĐD của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc chi trả cổ tức (DIVY) và các cổ đông tổ chức (INST) cũng góp mặt trong cơ chế này. Xét đến ảnh hưởng của thuế TNDN, ngược lại với một số nghiên cứu, tác giả nhận thấy thuế TNDN cao dẫn đến lợi nhuận công ty tăng nhiều hơn nhờ lá chắn thuế. Do đó, nguồn vốn nội bộ trở nên dồi dào hơn làm giảm nhu cầu vay nợ của doanh nghiệp. Khi xét đến ảnh hưởng của thuế TNDN đến mối quan hệ đánh đổi, kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ này sẽ bị suy giảm khi thuế càng cao. Dựa trên nền tảng của lý thuyết đánh đổi, tác giả đưa thêm sự hiện diện của khi cổ đông kiểm soát (CĐKS) vào để xem xét việc giám sát hoạt động của NQL sẽ ảnh hưởng như thế nào đến. Kết quả đưa ra cho thấy CĐKS nắm giữ càng nhiều cổ phần, tức là quyền kiểm soát cao sẽ làm giảm bớt tính đánh đổi của MSO và DR. Hơn nữa, tác động của thuế TNDN đến mối quan hệ này cũng bị suy yếu bởi tác động của CĐKS. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi một công ty có rủi ro tài chính cao, cả NQL và các chủ nợ đều e ngại về tính thanh khoản, khả năng sinh lời và đảm bảo chi trả đầy đủ các khoản nợ và lãi vay của doanh nghiệp. Quy mô công ty và tỷ suất sinh lợi cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ nợ của công ty trong khi khả năng thế chấp để vay nợ đại diện bằng tài sản hữu hình của công ty lại có ảnh hưởng tích cực. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) cũng đã khắc phục được hiện tượng nội sinh, đưa ra ằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn so với các nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1028834~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58531 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|