Title: | Chất lượng thể chế, chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương |
Author(s): | Nguyễn Minh Trí |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Bùi Thị Mai Hoài |
Keywords: | Chất lượng thể chế; Phát triển kinh tế; Tăng trưởng kinh tế; Các nước châu Á - Thái Bình Dương; Institution quality; Economic development; Economic growth; Asia - Pacific countries |
Abstract: | Dựa vào khung lý thuyết về thể chế của North (1990) và bài nghiên cứu của Kaufmann, Kraay (2002) về đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia, bài nghiên cứu này đã được thực hiện để kiểm tra tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế của 40 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương và so sánh với các khu vực còn lại của thế giới cho bộ dữ liệu 186 quốc gia trong giai đoạn 2010 – 2016. Kết quả bài viết cho thấy: Qua việc sử dụng đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia để chia các quốc gia trên thế giới thành 3 nhóm (thặng dư, thâm hụt và không thặng dư hay thâm hụt), chất lượng thể chế có tác động đáng kể lên tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Phi hạ Sahara. Cũng có những dấu hiệu cho thấy tác động trên ở các quốc gia OECD và ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi. Liên quan đến các chỉ số WGI, chỉ số nhà nước pháp quyền (RL) và chỉ số kiểm soát tham nhũng (CC) cho thấy tác động của chúng lên hiệu suất tăng trưởng kinh tế khá rõ ràng. Chỉ số hiệu quả của chính phủ (GE) và chỉ số chất lượng quy định (RQ) cho thấy những tác động kém rõ ràng hơn; trong khi chỉ số tiếng nói – trách nhiệm giải trình (VA) và chỉ số ổn định chính trị - không có bạo lực (PSNV) có khá ít kiểm định cho kết quả đạt yêu cầu. Trong cùng một khu vực, nhóm các quốc gia có giá trị chất lượng thể chế cao hơn sẽ có thể ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hơn so với nhóm các quốc gia có giá trị chất lượng thể chế thấp hơn. Đối với trọng tâm của bài viết (khu vực châu Á – Thái Bình Dương), kết quả kiểm định cho thấy chất lượng thể chế có tác động lên tăng trưởng kinh tế ở khu vực này đạt tỷ lệ cao nhất trong 6 khu vực. Bên cạnh đó, hiệu suất tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực trong giai đoạn 2010 – 2016 cũng là tốt nhất, đặc biệt là nhóm các quốc gia thâm hụt về quản trị. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1028831~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58557 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|