Title: | Vai trò trung gian của nhận diện tổ chức trong mối liên hệ giữa bất an công việc định tính với hành vi công dân tổ chức và hiệu quả công việc: trường hợp nhân viên ở khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Nguyễn Thị Cẩm Linh |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Quang Thu |
Keywords: | Hành vi tổ chức,; Hiệu quả công việc; Organizational behavior; Job performance |
Abstract: | Tác giả giới thiệu các lý thuyết liên quan, khái niệm biến, các nghiên cứu trước trên thế giới làm nền tảng cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu vai trò trung gian của “nhận diện tổ chức” trong mối quan hệ giữa “bất an công việc định tính” với “hành vi công dân tổ chức” và “hiệu quả công việc” của nhân viên khu công nghiệp (KCN) và khu chế chế xuất (KCX) trên địa bàn TP.HCM. Trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu, mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 10 nhân viên đang làm việc tại các KCN và KCX trên địa bàn TP. HCM. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi 188 người. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy các thang đo các khái niệm biến đều đạt yêu cầu ngoại trừ thang đo JP loại hai biến quan sát JP02 và JP06 do hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0.30. Nghiên cứu chính thức cũng là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với một mẫu có kích thước n= 416. Kết quả định lượng cho thấy các thang đo trong mô hình nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy. Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định, “hành vi công dân tổ chức” (OCB) bao gồm 2 thành phần là “hành vi công dân hướng về cá nhân” (OCBI) và “hành vi công dân hướng về tổ chức” (OCBO) như lý thuyết đã đề ra. Sau khi kiểm định mô hình lý thuyết, kiểm định Bootstrap, kiểm định giả thuyết và kiểm định mô hình đa nhóm cho thấy mô hình lý thuyết là phù hợp. Kết quả kiểm định giả thuyết cũng khẳng định vai trò trung gian của “nhận diện tổ chức” (OI) trong mối quan hệ giữa “bất an công việc định tính” (JI) với “hiệu quả công việc” (JP) và “hành vi công dân tổ chức” (OCB). |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029203~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58559 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|