Title: | Ảnh hưởng của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương |
Author(s): | Phạm Anh Khoa |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Hồng Thắng |
Keywords: | Thuế; Phát triển kinh tế; Các nước châu Á - Thái Bình Dương; Tăng trưởng kinh tế; Tax; Economic development; Economic growth; Asia Pacific countries |
Abstract: | Luận văn nghiên cứu tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2000 – 2016, trong đó cơ cấu thuế được luận văn xác định theo hai loại thuế chính là thuế tiêu dùng và thuế thu nhập trong tổng số thu thuế mà chính phủ thu được. Để làm được điều này, luận văn tiến hành thu thập các số liệu cần thiết từ hai cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới là Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đồng thời, sau khi loại trừ các quốc gia không phù hợp cũng như không đủ số liệu để phân tích, luận văn có được mẫu nghiên cứu bao gồm 38 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với 18 quốc gia thuộc Đông Á – Thái Bình Dương, 06 quốc gia thuộc Nam Á và 14 quốc gia thuộc Trung Đông. Tiếp theo, luận văn áp dụng phương pháp tiếp cận mà các nghiên cứu trước đây như Petru – Ovidiu (2015) và Yanikkaya và Turan (2018) đã dùng khi nghiên cứu tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia. Trong đó mô hình nghiên cứu của luận văn sử dụng tăng trưởng trong GDP và tăng trưởng trong GDP trên đầu người làm hai đại diện cho biến phụ thuộc, cũng như sử dụng các yếu tố như cơ cấu thuế (thuế thu nhập và thuế tiêu dùng), lạm phát, độ mở thương mại, chi tiêu chính phủ, đầu tư và tăng trưởng dân số như là các biến độc lập có trong mô hình nghiên cứu giải thích TTKT của các quốc gia có trong mẫu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, bằng cách sử dụng phương pháp GMM để khắc phục nội sinh, tự tương quan, phương sai thay đổi để ước lượng mô hình nghiên cứu giải thích tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia, luận văn nhận thấy rằng cả hai đại diện cho cơ cấu thuế là thuế thu nhập và thuế tiêu dùng đều có tác động ngược chiều đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này cho thấy rằng các quốc gia càng thu thuế thu nhập hoặc thuế tiêu dùng thì đều làm suy giảm TTKT của các quốc gia này. Đồng thời, so với thuế thu nhập, thuế tiêu dùng sẽ có tác động mạnh mẽ hơn đến TTKT của các quốc gia. Điều này ngụ ý rằng việc gia tăng thuế suất có liên quan đến quyết định tiêu dùng của người dân sẽ làm cho TTKT giảm mạnh hơn so với việc thay đổi thuế thu nhập của quốc gia. Ngoài ra, luận văn cũng tìm thấy các tác động đáng kể của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến TTKT của các quốc gia. Cụ thể, các yếu tố như độ mở thương mại, đầu tư nội địa và chi tiêu chính phủ đều cho thấy tác động tích cực đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng các quốc gia càng mở cửa thương mại, có mức đầu tư nội địa càng cao và càng chi tiêu chính phủ nhiều thì sẽ thúc đẩy TTKT. Ngược lại, lạm phát và tăng trưởng dân số lại cho thấy tác động ngược chiều đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này hàm ý rằng các quốc gia có lạm phát càng cao và có dân số tăng trưởng càng cao thì sẽ suy giảm TTKT của các quốc gia. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029462~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58680 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|