Title: | Khuôn khổ pháp lý triển khai chính quyền điện tử thực trạng và giải pháp tại Bến Tre |
Author(s): | Nguyễn Đăng Huy |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Võ Trí Hảo |
Keywords: | Hành chính công; Chính quyền điện tử; Public management; E-government |
Abstract: | Qua hệ thống cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật về chính phủ điện tử thực trạng triển khai trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Bến Tre nói riêng, luận văn hướng tới làm rõ những vấn đề sau: (1) làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển của Chính phủ điện tử, từ đó nêu lên những thực trạng hiệu quả đạt được của chính quyền điện tử tại tỉnh Bến Tre trong tình hình hiện nay; (2) phân tích, đánh giá những vướng mắc trong quá trình triển khai chính quyền điện tử tại tỉnh Bến Tre; nêu ra một số kiến nghị khắc phục những trở lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lộ trình phát triển chính quyền điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của Đảng và nhà nước trong công cuộc cải cách. Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện chính quyền điện tử. Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp phân tích để làm rõ những quy định pháp luật trên lĩnh vực quản lý nhà nước và quản lý thông tin trên cổng thông tin điện tử. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp… để thực hiện những vấn đề thuộc về nội dung của luận văn. Chính phủ điện tử được coi đó là việc ứng dụng thành tựu khoa học CNTT vào công tác điều hành của Chính phủ và tương tác của Chính phủ đối với các thành tố khác trong xã hội như công dân và doanh nghiệp nhằm mục đích phân phối dịch vụ trực tiếp tới khách hàng không giới hạn thời gian. Nghiên cứu sự ra đời của Chính phủ điện tử thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như những người làm trong khu vực công vì những tác động của nó có thể làm thay đổi những học thuyết quản lý và tổ chức ra đời trong kỉ nguyên công nghệ trước đó. Không giống như sự ra đời của máy đánh chữ, máy photo hay gần hơn là máy tính cá nhân…, sự ra đời của những thiết bị kể trên chỉ mang tính chất hỗ trợ công việc cho nhân viên hành chính còn bản chất công việc vẫn không thay đổi, thì sự ra đời của Chính phủ điện tử có thể tác động lớn tới các học thuyết tổ chức, phương thức vận hành của nền hành chính và xa hơn nữa là làm thay đổi quan niệm về Chính phủ và mối quan hệ của Chính phủ với thành phần khác trong xã hội trong thời đại phát triển như vũ bão của Internet. Tóm lại, đề tài nghiên cứu những ưu thế vượt trội của ứng dụng Chính phủ điện tử trong hoạt động của Chính phủ nói chung và chính quyền địa phương tỉnh Bến Tre nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra những vướng mắc cần tháo gỡ trên lộ trình phát triển của Chính phủ điện tử và kiến nghị một vài giải pháp tháo gỡ những khó khăn nhằm hoàn thiện hơn một chính quyền minh bạch thông tin trong tương lai. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029636~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58938 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|