Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa |
Author(s): | Trần Thị Ngọc Trâm |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Văn Trãi |
Keywords: | Nghiên cứu người tiêu dùng; Hành vi người tiêu dùng; Consumer research; Consumer behavior |
Abstract: | Luận văn nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa; sử dụng hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Thông qua các nghiên cứu trước và trao đổi trực tiếp (làm việc nhóm) với 4 chuyên gia trong ngành và 15 đáp viên là người sử dụng smartphone lâu năm nhằm chọn lọc những nhân tố tác động đến ý định mua sản phẩm smartphone và loại những biến không cần thiết, từ đó xây dựng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng; Tổ chức đi thu thập dữ liệu đối với 15 người để xem xét những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ,…Từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức. Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu là 250 đối tượng. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi được trực tiếp gửi đến người trả lời. Sau khi lọc và rà soát dữ liệu tác giả kiểm tra, đánh giá lại các phiếu khảo sát thu được, bỏ đi những phiếu trả lời thông tin không đầy đủ. Thang đo sẽ được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Anpha với độ tin cậy và đo giá trị bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm định bằng phương pháp hồi quy. Phần mềm SPSS 20.0 được dùng để xử lý dữ liệu. Kết quả các kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, kiểm định sự khác biệt của các đặc điểm cá nhân đến ý định mua smartphone. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động đến ý định mua smartphone của người dân tại TP. Biên Hòa là Thương hiệu, xã hội, chất lượng và giá cả. Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy rằng không có sự khác biệt về ý định mua smartphone của người dân tại TP.Biên Hòa đối với các nhóm khác nhau về tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp. Bên cạnh đó, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá chất lượng giữa các nhóm thu nhập; giá cả giữa các nhóm nhãn hiệu và cảm xúc giữa các nhóm trình độ học vấn. Từ đó, đề xuất giải pháp cho nhà sản xuất và nhà cung ứng sản phẩm. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029542~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58945 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|