Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59127
Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam | Author(s): | Lê Thái Triệu Luân | Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Trầm Thị Xuân Hương | Keywords: | Ngân hàng; Ngân hàng thương mại; Thanh khoản ngân hàng; Quản trị rủi ro; Quản trị ngân hàng; Banking; Commercial banks; Bank liquidity; Risk management; Bank management | Abstract: | Rủi ro thanh khoản là rủi ro lớn nhất trong các rủi ro của ngân hàng, bởi nó không chỉ đe dọa sự an toàn của bản thân từng ngân hàng mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò rất quan trọng và là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trong đó, rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro chính ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các ngân hàng. Có nhiều nghiên cứu về vấn đề rủi ro thanh khoản của các NHTM trong và ngoài nước, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh luận xoay quanh các kết quả nghiên cứu. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam". Luận văn thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến đến rủi ro thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam từ đó gợi ý các chính sách hạn chế rủi ro thanh khoản. Mẫu của nghiên cứu bao gồm 17 NHTMCP lớn nhất của Việt Nam với dữ liệu được thu thập trong thời gian 8 năm từ 2010 đến 2017 và được xử lý bằng phương pháp nghiên cứu định lượng . Qua phân tích thống kê, tương quan và kiểm định các giả định hồi quy, tác giả phát hiện mô hình nghiên cứu vi phạm giả định tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Do đó tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục các vi phạm trên. Kết quả nghiên đã tìm thấy sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam. Cụ thể là, yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM và có ý nghĩa thống kê từ 5% đó là tỷ lệ nợ xấu (NPL). Các yếu tố có ảnh hưởng ngược chiều đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM và có ý nghĩa thống kê từ 1% đến 5% bao gồm quy mô ngân hàng (LAGA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE), tỷ lệ các nguồn huy động trên tổng nợ (EFL) và đầu tư nước ngoài (FDI). Bên cạnh đó, các yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ lệ thất nghiệp (UNE) không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý một số chính sách cho các NHTM Việt Nam cũng như đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn nghiên cứu nhưng do thời gian, kinh nghiệm thực tế và do năng lực có hạn nên nghiên cứu này còn một số hạn chế : thời gian nghiên cứu hạn chế, chỉ tập trung đánh giá rủi ro thanh khoản của các NHTM dựa trên tỷ lệ FGAPR và chỉ tập trung phân tích những yếu tố nội tại của hệ thống NHTM và các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản. Từ những hạn chế nêu trên, hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai có thể đưa ra là tăng số lượng mẫu nghiên cứu thêm để tăng tính đại diện của mẫu nghiên cứu, thể hiện được rõ nét hơn thực trạng rủi ro thanh khoản tại các NHTM. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu khác để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản một cách toàn diện hơn. | Issue Date: | 2019 | Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1030163~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59127 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.