Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59136
Title: | Nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao tại một số tỉnh trọng điểm miền nam Việt Nam | Author(s): | Bùi Nhật Lệ Uyên | Advisor(s): | Prof. Dr. Đoàn Thị Hồng Vân | Keywords: | Thay đổi tổ chức; Organizational change | Abstract: | Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên khe hổng lý thuyết về năng lực đổi mới trong ngành công nghiệp công nghệ cao, cùng với tính cấp thiết của thực tiễn về vai trò thúc đẩy năng lực đổi mới trong phát triển kinh tế hiện đại. Nghiên cứu nhằm mục tiêu tổng quát là xác định các nhân tố và đánh giá mức độ tác động/ảnh hưởng của chúng đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, kiểm định tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của luận án là: 1) Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố dựa trên cơ sở lý thuyết, từ đó xác định các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới; 2) Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực đổi mới thông qua kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu, trong đó làm rõ vai trò của nhân tố quản trị chất lượng toàn diện (TQM); 3) Phát triển thang đo theo hướng khám phá và bổ sung biến quan sát mới cho một số nhân tố chưa có thang đo hoàn chỉnh khi kiểm định tại miền Nam Việt Nam, đó là nhân tố hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn nhân lực nội bộ và năng lực đổi mới; 4) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực đổi mới trong tương quan so sánh giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI dựa trên kiểm định sự khác biệt. Năng lực đổi mới là một khái niệm có cấu trúc đa chiều và rất khó để đo lường. Vì vậy để thực hiện mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp cho toàn bộ luận án nghiên cứu về các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới trong ngành công nghiệp công nghệ cao miền Nam Việt Nam. Trong đó nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua 02 kỹ thuật: phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm tập trung nhằm điều chỉnh nội dung biến quan sát sao cho phù hợp với đặc điểm của ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam, đồng thời khám phá các thành phần mới cho những khái niệm chưa có thang đo hoàn chỉnh. Nghiên cứu định lượng được tiến hành qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ với 89 mẫu, đánh giá thang đo các khái niệm và nghiên cứu chính thức 380 mẫu để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Để xây dựng mô hình năng lực đổi mới cho nghiên cứu, tác giả tiếp cận lý thuyết nền của Joseph Schumpeter (1911), lý thuyết của Nelson (1977; 1982), lý thuyết hệ thống đổi mới quốc gia, lý thuyết năng lực đổi mới. Bên cạnh đó, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của Jantunen (2005); Hung và cộng sự (2010); Kang và Park (2011), kết hợp với nghiên cứu định tính để đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án. Mô hình gồm 1 biến phụ thuộc năng lực đối mới và 6 biến độc lập: Quản trị chất lượng toàn diện (TQM), Sự học hỏi của tổ chức, Hỗ trợ từ Chính phủ, Mạng lưới cộng tác, Năng lực hấp thụ kiến thức và Nguồn nhân lực nội bộ. Biển kiểm soát là tình trạng sở hữu của doanh nghiệp. Kết quả đã chứng minh vai trò của 5 khái niệm quản trị chất lượng toàn diện (TQM), mạng lưới cộng tác (CN), năng lực hấp thụ kiến thức (AC), nguồn nhân lực nội bộ (IHC) và sự hỗ trợ của Chính phủ (GS) trong việc thúc đẩy năng lực đổi mới (IC), từ đó chấp thuận 5 giả thuyết tương ứng. Ngoài ra, khi phân tích đa nhóm cho thấy có sự khác biệt về mối quan hệ của khái niệm TQM, CN, AC, IHC, GS và IC giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài (FDI). Trong khi khu vực nội địa nổi bật bởi 3 nhân tố mạng lưới cộng tác (CN), nguồn nhân lực (IHC) và hỗ trợ của Chính phủ (GS), khu vực FDI nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị chất lượng toàn diện (TQM), mạng lưới cộng tác (CN) và hỗ trợ của Chính phủ (GS). Do đó các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp được đề xuất từ kết quả này. | Issue Date: | 2019 | Publisher: | Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh | URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1030360~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59136 |
Appears in Collections: | DISSERTATIONS |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.