Title: | Xây dựng khung năng lực người đại diện vốn tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước trường hợp nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Lê Thắng Cần |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Hữu Lam |
Keywords: | Doanh nghiệp nhà nước; Government business enterprises |
Abstract: | Sự thất bại của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và hoạt động kém hiệu quả của DNNN sau cổ phần hóa đã và đang làm xói mòn lòng tin của người dân vào tính chính danh của Nhà nước và của Đảng lãnh đạo. Các sai phạm của DNNN chủ yếu tập trung vi phạm nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong kinh doanh, vi phạm nguyên tắc thị trường, vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Những sai phạm này thể hiện sự yếu kém về năng lực quản trị doanh nghiệp của người đứng đầu. Thực tiễn cho thấy, tại các nước phát triển năng lực và khung năng lực đã được áp dụng vào khu vực công và các tập đoàn kinh tế từ rất sớm. Tuy nhiên ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có khung năng lực cho khu vực công cũng như khung năng lực cho các vị trí là đại diện vốn DNNN và DNNN sau cổ phần hóa. Trên cơ sở các nghiên cứu Richard. E. Boyatzis (1982), nghiên cứu Lyle. M. Spencer and Sige. M. Spencer (1993) và Năng lực quản lý theo từ điển năng lực của Đại học Harvard, tác giả đã chọn ra 10 năng lực (NL01- Ra quyết định; NL02- Quản lý xung đột; NL03-Định hướng hiệu suất; NL04-Khởi xướng; NL05-Xây dựng/ Phát triển sự tin cậy; NL06-Tác động và ảnh hưởng lên người khác; NL07- Phát triển những người khác; NL08-Phát triển mối quan hệ tích cực làm việc đồng đội; NL09-Tài năng chuyên môn; NL10-Khả năng chịu đựng và thích ứng) có sự trùng hợp của ba nghiên cứu này làm cơ sở nghiên cứu xây dựng khung năng lực người đại diện vốn tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Mục tiêu nghiên cứu xác định các năng lực quan trọng và mức độ đáp ứng của người đại diện vốn. Từ đó tìm ra những bất cập qua đó đề xuất các giải pháp để hạn chế những bất cập này và hình thành bộ hồ sơ năng lực cho người đại diện vốn. Thực hiện nghiên cứu qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát 110 người đại diện vốn. Sử dụng kiểm định Paired- Samples T-Test để phân tích xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng tất cả 10 năng lực được khảo sát 106 người đại diện vốn đều cho rằng quan trọng. Tuy nhiên mức độ đáp ứng có sự khác biệt tùy theo chức vụ mà người đại diện vốn đảm nhiệm. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở để hình thành khung năng lực cho người đại diện vốn tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước, phục vụ cho công tác tư vấn hỗ trợ, bổ nhiệm đào tạo và phát triển các năng lực chưa đáp ứng của người đại diện vốn tại các DNNN và DNNN sau cổ phần hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu năng lực và khung năng lực không phân tách theo ngành, nghề, vì vậy mức độ khác biệt của các ngành xảy ra, một vài kết quả nghiên cứu mất đi tính quan trọng. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là nghiên cứu năng lực và khung năng lực cho từng chức vụ mà người đại diện vốn đảm nhiệm, từng ngành nghề như: ngành tài chính- ngân hàng, ngành bán lẻ, ngành dịch vụ du lịch, ngành xây dựng. |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1030431~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59155 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|