Title: | Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) |
Author(s): | Lê Kiều Mai Ngân |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Võ Xuân Vinh |
Keywords: | Ngân hàng; Quản trị ngân hàng; Khoản vay ngân hàng; Quản trị rủi ro; Rủi ro tín dụng; Ngân hàng; Bank management; Bank loans; Risk management; Credit risks |
Abstract: | Quản trị rủi ro tín dụng là công tác quan trọng được hầu hết các ngân hàng chú trọng thực hiện, bởi rủi ro tín dụng thường gây ra nhiều tổn thất nhất ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhằm giúp ngân hàng hoạt động một cách an toàn, nguồn vốn được quản lý một các hiệu quả và nâng cao năng lực quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế. thì việc áp dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro là yêu cầu cấp thiết và bước đi quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó có VPBank. Xác định được tầm quan trọng của Basel II, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại VPBank. Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tác giả thực hiện phân tích dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của VPBank qua các năm, so sánh đối chiếu số liệu với toàn hệ thống ngân hàng và một số ngân hàng khác. Phương pháp định tính chính sử dụng trong đề tài là tham khảo ý kiến chuyên gia - những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, ban quản trị rủi ro dự án Basel II tại VPBank. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng tại VPBank được đánh giá là khá cao hơn so với mức bình quân của hệ thống ngân hàng Việt Nam, được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, dự phòng quản trị rủi ro tín dụng có xu hướng tăng qua các năm gần đây. Điều này cũng phản ánh phần nào công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank chưa thật sự hiệu quả. Rủi ro tín dụng của VPBank trong các năm qua còn khá cao, nguyên nhân là do trong những năm qua ngân hàng tập trung phát triển quy mô, tối đa hóa lợi nhuận bằng các sản phẩm và dịch vụ có rủi ro cao như sản phẩm tín chấp không có tài sản đảm bảo, chạy theo sự tăng trưởng của thị trường bất động sản – một trong những ngành nghề cho vay đem lại rủi ro cao nhất hiện nay do tính bất ổn của thị trường bất động sản và nguyên nhân từ các công tác nội bộ VPBank như công tác thẩm định và phê duyệt chưa có sự cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận mà chủ yếu chủ quan theo nguyên tắc chuyên gia; hệ thống xếp nội bộ chưa đánh giá đúng bản chất khách hàng dẫn đến việc cho vay chưa đúng và công tác kiểm tra, kiểm soát sau vay chưa được đơn vị kinh doanh chú trọng do chưa đủ nguồn lực thực hiện cùng lúc nhiều chức năng, nhiệm vụ. Từ những thực trạng và nguyên nhân nêu trên, qua tham khảo ý kiến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả đề xuất một số giải pháp thay thế. Từ đó, chọn ra giải pháp phù hợp nhất, áp dụng được những chuẩn mực và quy định của Basel II mà cụ thể là thông tư 41 của NHNN trong quản trị rủi ro tín dụng. Với những giải pháp thay thế đề xuất, tác giả hy vọng sẽ góp phần nâng cao và hoàn thiện hoạt động QTRR tín dụng một cách vững chắc, đảm bảo an toàn vốn, tối đa hóa và sử dụng vốn một cách hợp lý dựa trên góc nhìn về rủi ro; đồng thời nâng cao chất lượng nợ đủ tiêu chuẩn và giảm thiểu tối đa rủi ro chấp nhận và tạo nền tảng cho VPBank mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai một cách ổn định, bền vững và hiệu quả. |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1030778~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59423 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|