Title: | Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam |
Author(s): | Đinh Quốc Thịnh |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Khắc Quốc Bảo |
Keywords: | Hiệp định chung về thuế quan và thương mại; Kinh tế phát triển; General agreement on tariffs and trade; Development economics |
Abstract: | Khởi đầu từ một đất nước nghèo trải qua giai đoạn chiến tranh dài, sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã vươn mình mạnh mẽ trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế không chỉ trong khu vực mà còn cả trên thế giới. Để đạt được những bước tiến đó, Việt Nam đã tiến hành mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh quan hệ thương mại với các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Một hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam đã hoàn tất việc ký kết một cách thành công và mới đi vào hiệu lực trong thời gian gần đây chính là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay sau này thay đổi thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là một hiệp định được cho kiểu mẫu của thế kỷ XXI, với hàng loạt các điều khoản chặt chẽ, bao trùm lên cả các vấn đề mới mà các hiệp định trước đây không có. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này. Cơ hội cũng sẽ đi kèm với không ít thách thức và rào cản, khi mà hiệp định này được quy định rất cụ thể, chi tiết và nghiêm ngặt trong các điều khoản, mục đích là để hình thành một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu. Việt Nam sẽ phải liên tục thay đổi, tự làm mới mình, thậm chí còn cần phải tự phá bỏ rào cản cũ, tìm hướng đi mới để đáp ứng những tiêu chuẩn cao cấp trong hiệp định. Việc tham gia đàm phán và đi đến thống nhất chung giữa các bên trong khoảng một thập kỷ có lẽ cũng đã để lại cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu, từ đó có thể rút ra những yếu tố then chốt cần quan tâm để có thể tạo ra thêm một cuộc đổi mới. Hiệp định đã thúc đẩy một số thay đổi về mặt chính sách, tuy nhiên tác động tích cực lên nền kinh tế là chưa rõ ràng do hiệp định cần có độ trễ nhất định. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai cần có thời gian quan sát dài hơn cũng như chờ đợi những thay đổi mang tính đột phá hơn về mặt chính sách để có những phân tích chuẩn xác và rõ ràng hơn. |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1031327~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59936 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|