Title: | Giải pháp nâng cao sự gắn kết trong công việc của người lao động tại Công ty TNHH De Heus |
Author(s): | Vũ Đức Tiên |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Thanh Vân |
Keywords: | Sự gắn kết nhân viên; Quản trị nhân sự; Personnel management; Employee engagement |
Abstract: | Luận văn này nhằm tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động trong công việc và đề xuất giải pháp cho Ban giám đốc Công ty TNHH De Heus. Nhằm giải quyết khắc phục tình trạng làm việc chưa hiệu quả cao tại công ty, tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết về sự gắn kết của người lao động trong công việc và các nghiên cứu có liên quan trước đây. Mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 5 biến độc lập là: (1) Trả công lao động, (2) Lãnh đạo, (3) Môi trường làm việc, (4) Đào tạo và phát triển, (5) Mối quan hệ với đồng nghiệp. Đề tài sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để tổng hợp lý thuyết, xác định mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo. Trọng tâm sử dụng phỏng vấn nhóm tập trung nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết trong công việc của người lao động tại công ty TNHH De Heus. Phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm việc kiểm định mô hình, kiểm định thang đo, đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao sự gắn kết trong công việc của người lao động tại công ty TNHH De Heus. Thang đo chi tiết được xây dựng với 28 biến quan sát. Số mẫu khảo sát là 280 mẫu, trong đó có 228 mẫu đạt yêu cầu. Các công cụ thống kê được sử dụng đến như thống kê mô tả, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Sau khi đưa vào phân tích EFA kết quả tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, có 2 biến quan sát bị loại khỏi thang đo do không đạt yêu cầu về hệ số tải nhân tố. Thông qua phương pháp hồi quy ta có thể kết luận được cả 5 biến độc lập đều có ảnh hưởng cùng chiều với biến phụ thuộc. Như vậy, các giả thuyết nghiên cứu đều có ý nghĩa và được chấp nhận. Từ các kết quả có được, tác giả đề xuất giải pháp. Cuối cùng là hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo. Như vậy thông qua phương pháp hồi quy ta có thể kết luận được các giả thuyết nghiên cứu nào được chấp nhận và giả thuyết nghiên cứu nào bị bác bỏ, và ước lượng được mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhân viên của công ty. |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60017 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|