Title: | Hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hùng Vương, Tp. Hồ Chí Minh |
Author(s): | Nguyễn Thị Phương Giang |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Hoàng Đức |
Keywords: | Ngân hàng; Ngân hàng thương mại; Khoản vay ngân hàng; Tín dụng thương mại; Banking; Commercial banks; Bank loans; Commercial credit |
Abstract: | Hiệu quả của hoạt động cho vay là nhân tố hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển của ngành ngân hàng. Ngày nay với sự phát triển của ―tín dụng bán lẻ tập trung vào các cá thể nhỏ lẻ, cùng với sự tạo điều kiện phát triển của Chính phủ đối với sự phát triển của hộ kinh doanh sản xuất, thì sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh đối với khoa học công nghệ (KHCN) luôn được các ngân hàng hướng đến. Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cả nước hiện có trên 3,5 triệu hộ được cấp mã số thuế và có hơn 2 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ. Với khoảng trên 5,5 triệu hộ kinh doanh, ước tính tổng tài sản khoảng trên 655 nghìn tỷ đồng, tạo ra khoảng trên 2,2 triệu tỷ đồng doanh thu, nộp 12.362 tỷ đồng tiền thuế, giải quyết 7,945 triệu lao động. Vì vậy đối tượng khách hàng là các hộ kinh doanh là nhóm khách hàng tìm năng của Vietcombank Hùng Vương và các Ngân hàng Thương mại nói riêng. Luận văn nghiên cứu về Hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương, TP.HCM. Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện, đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN của VCB Hùng Vương; sự ảnh hƣởng của cho vay sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế, đối với Ngân Hàng, đối với chính khách hàng; từ đó đề ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả mà hoạt động cho vay này mang lại. Bằng các lý luận, minh chứng về hiệu quả của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN, tác giả đã đánh giá một cách khách quan về những mặt ưu và nhược điểm của sản phẩm cho vay này. Qua những thực tế công tác tại vị trí Cán bộ tín dụng bán lẻ tại VCB Hùng Vương, tác giả nhận thấy hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN rất dễ xảy ra rủi ro tín dụng vì những đặc tính khó quản lý mục đích sử dụng vốn vay cũng như kiểm soát hoạt động kinh doanh của Khách hàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh luôn gấp nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành. Vì vậy, qua luận văn này, tác giả đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong việc cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN tại VCB nói chung và VCB Hùng Vương nơi tác giả đang công tác nói riêng. |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1031530~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60145 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|