Title: | Đánh giá tác động của sự hiện diện xã hội, sự hiện diện giảng dạy và sự hiện diện nhận thức đến sự hài lòng của học viên trong học tập trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Cao Việt Mỹ |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Thị Bích Châm |
Keywords: | Sự hài lòng của người học; Learner satisfaction; Giáo dục; Học trực tuyến; Phương pháp học tập; Education; Learning methods; E-Learning |
Abstract: | Dịch Covid-19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã tác động rất lớn tới ngành giáo dục đào tạo trên toàn thế giới; và tại Việt Nam, hệ thống giáo dục cũng đã phản ứng tức thời bằng cách chuyển đổi từ hình thức học tập trực tiếp truyền thống sang các hình thức học tập trực tuyến. Tuy rằng về mặt quản lý, học tập trực tuyến đã được chuẩn bị sẵn sàng trong một thời gian khá dài, phải đến năm 2020 mới trở thành thời điểm và cơ hội để kiểm tra hệ thống học tập trực tuyến này trên phạm vi rộng khắp và quy mô đào tạo lớn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ý nghĩa của mô hình cộng đồng điều tra trong thực tiễn giáo dục trực tuyến tại Việt Nam, cũng như ảnh hưởng của các thành phần trong mô hình cộng đồng điều tra đối với sự hài lòng của học viên trong học tập trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện với việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Thông qua đánh giá sơ bộ, hình thức học tập trực tuyến còn có nhiều bất cập, dẫn đến sự hài lòng của học viên chưa cao và ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đào tạo. Nghiên cứu định lượng chuyên sâu chỉ ra sự tồn tại, liên kết và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các thành phần trong mô hình cộng đồng điều tra. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố sự hiện diện xã hội có ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài lòng của học viên trong học tập trực tuyến, tiếp theo là sự hiện diện nhận thức và sự hiện diện giảng dạy, tuy nhiên sự khác biệt trong mức độ ảnh hưởng là không quá lớn. Đồng thời, sự hiện diện xã hội, sự hiện diện giảng dạy và sự hiện diện nhận thức cũng giải thích được 41,3% sự biến thiên của sự hài lòng của học viên trong học tập trực tuyến, tạo tiền đề cho các nghiên cứu về các yếu tố khác như hình thức học tập trực tuyến, sự tương tác trong học tập trực tuyến, công nghệ và môi trường trong học tập trực tuyến. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản trị tới các nhà quản lý, giảng viên với mục tiêu nâng cao chất lượng học tập trực tuyến tại Việt Nam. |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1032819~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61233 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|