Title: | Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc cá nhân đến kết quả thực hiện công việc - vai trò trung gian của sự hài lòng trong công việc và hiệu quả làm việc nhóm: Nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng thuộc khu vực TP.HCM |
Author(s): | Cao Thị Bích Trâm |
Advisor(s): | Dr. Trần Thị Thanh Phương |
Keywords: | Trí tuệ cảm xúc; Kết quả thực hiện công việc; Hiệu quả làm việc nhóm; Sự hài lòng trong công việc; Ngân hàng; Emotional intelligence; Job performance; Teamwork effectiveness; Job satisfaction; Banking |
Abstract: | Ở lĩnh vực nhân sự ngành ngân hàng, đa số các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở Việt Nam chỉ tiến hành việc đo lường khái niệm này và kiểm định tác động của nó đến một nhân tố độc lập nhất định và chưa xem xét các mối quan hệ trung gian, các mối quan hệ đồng thời đồng thời giữa các nhân tố này với nhau. Thêm vào đó, tính ứng dụng của khái niệm trí tuệ cảm xúc đối với lĩnh vực nhân sự ở các tổ chức tại .Việt Nam thật sự chưa được nhìn nhận và xác định rõ. Nghiên cứu nhằm mục đích đo lường, khám phá, kiểm định và đánh giá sự tác động trực tiếp, gián tiếp của trí tuệ cảm xúc cá nhân đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên lĩnh vực ngân hàng (nhân tố trung gian: sự hài lòng trong công việc và hiệu quả làm việc nhóm). Nghiên cứu định tính (gồm thảo luận nhóm tập trung, tay đôi kết hợp phỏng vấn chuyên gia) và nghiên cứu định lượng (thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.) là hai phương pháp được sử dụng trong bài viết này. Kết quả của các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của Kafetsios và Zampetakis (2008), Farh và Tesluk (2012), Trịnh Thùy Anh và cộng sự (2019) và thu được mô hình nghiên cứu đề xuẩt gồm bốn khái niệm chính, trong đó hai khái niệm bậc hai. 210 phản hồi hợp lệ từ việc phỏng vấn trực tiếp nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng ở TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trí tuệ cảm xúc cá nhân không tác động trực tiếp tạo ra kết quả thực hiện công việc mà thông qua các nhân tố trung gian: sự hài lòng trong công việc và hiệu quả làm việc nhóm. Nhà quản trị nhân sự ngân hàng cần có sự quan tâm đến năng lực về “trí tuệ cảm xúc” của nhân viên và vai trò của nó đối với tổ chức. Từ đó mà đưa ra những quyết định phù hợp trong quá trình đánh giá, đào tạo để phát triển năng lực này ở mỗi nhân viên, góp phần tạo ra kết quả hoạt động chung và sự thành công của tổ chức. |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1032983~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61391 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|