Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảng dạy bằng phương pháp STEM của giáo viên bậc THCS tại Quận 3, TP.HCM |
Author(s): | Trần Thụy Thanh Tuyền |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Bùi Thị Thanh |
Keywords: | Phương pháp STEM; Ý định giảng dạy; Giáo viên bậc THCS; STEM method; Intention to teach by STEM Method; Secondary school teachers; In District 3 HCMC |
Abstract: | Bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đang diễn biến nhanh chóng vai trò của khoa học và công nghệ ngày càng được nhấn mạnh, sự tiến bộ của công nghệ đã kích thích sản xuất các phương pháp thú vị và hiệu quả hơn trong việc dạy và học. Phương pháp STEM ra đời để thoả mãn nhu cầu và khả năng xử lý vấn đề của học sinh một cách đổi mới và sáng tạo. Hơn nữa, thúc đẩy khả năng lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh nhằm đáp ứng nguồn lực chất lượng cao trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. “Mục tiêu của nghiên cứu là: từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định giảng dạy bằng phương pháp STEM của giáo viên bậc THCS tại Quận 3. Trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giúp giáo viên lĩnh hội tính hữu ích của phương pháp giáo dục STEM để áp dụng tốt vào việc dạy học đồng thời đáp ứng được định hướng giáo dục đổi mới 2020 . Phương pháp nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong phân tích nghiên cứu định lượng thực hiện thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy và kiểm định sự khác biệt. Mẫu khảo sát là 241 đáp viên được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu thuận tiện và có 239 mẫu hợp lệ. Nghiên cứu phân tích hồi quy thông qua phần mềm SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu đã xác định được có 6 nhân tố tác động đến ý định giảng dạy bằng phương pháp STEM của giáo viên bậc THCS theo thứ tự là: thứ nhất là Hiệu quả mong đợi với βHQ=0.611, thứ hai là Nỗ lực mong đợi với βNL=0.241, thứ ba là Kỹ năng của giáo viên với βGV=0.169, thứ tư là Thái độ người học với βTD=0.151, thứ năm là Ảnh hưởng xã hội với βAH=0.099, và nhân tố tác động yếu nhất là Điều kiện thuận lợi với βDK=0.097. Ngoài ra, nghiên cứu có hàm ý chính sách là giúp cho các nhà quản lý giáo dục cũng như là các giáo viên hiểu đúng hơn về bản chất phương pháp STEM và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảng dạy bằng phương pháp STEM của mình. Từ đó, nghiên cứu có thể khẳng định việc giảng dạy bằng phương pháp giáo dục STEM là một xu thế tất yếu trong sự quá trình hội nhâp và phát triển của nước ta nhằm cung cấp một lực lượng lao động lành nghề và năng lực tư duy sáng tạo đáp ứng với xu hướng của thế giới. Chất lượng trong giáo dục luôn phải được đặt lên vị trí hàng đầu. Chất lượng giáo dục đến từ chính sách khuyến khích, đồng hành với giáo viên trong đổi mới phương pháp làm cho người học có được sự thoải mái, tự tin, gắn kết với nhà trường, xã hội và hơn nữa phải là sự định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em. Kết quả của nghiên cứu còn góp phần bổ sung thêm vào hệ thống thang đo và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảng dạy bằng phương pháp STEM của giáo viên. |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1032920~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61490 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|