Title: | Cảm nhận của sinh viên Việt Nam về tác động của trách nhiệm xã hội đại học đến chất lượng dịch vụ đại học, sự hài lòng và nhận dạng trường đại học |
Author(s): | Nguyễn Song Cao Khang |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Trần Thị Kim Dung |
Keywords: | Trách nhiệm xã hội đại học; Chất lượng dịch vụ đại học; Nhận dạng trường đại học; Sự hài lòng của người học; University social responsibility; University service quality; University identity; Learner satisfaction |
Abstract: | Đề tài trách nhiệm xã hội là đề tài được các tổ chức ngày càng được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về trách nhiệm xã hội đại học ở nước ta, cũng như trên thế giới lại không nhiều, vì vậy đề tài này sẽ thực hiện nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đại học đến chất lượng dịch vụ, nhận dạng trường đại học và sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm của đề tài. Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Sự hài lòng của sinh viên chịu ảnh hưởng của các nhân tố là Trách nhiệm xã hội đại học, Chất lượng dịch vụ đại học và Nhận dạng trường đại học của sinh viên. Trong đó Chất lượng dịch vụ đại học và Nhận dạng trường đại học của sinh viên ảnh hưởng trực tiếp đến Sự hài lòng của sinh viên, còn Trách nhiệm xã hội đại học chỉ tác động gián tiếp đến Sự hài lòng của sinh viên thông qua Chất lượng dịch vụ đại học và Nhận dạng trường đại học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp vào lý thuyết cho nghiên cứu về tác động của Trách nhiệm xã hội đại học đến Chất lượng dịch vụ đại học, Nhận dạng trường đại học và Sự hài lòng của sinh viên cho các tổ chức giáo dục, đồng thời cũng giúp các nhà quản lý hay lãnh đạo các cơ sở giáo dục mang lại Sự hài lòng của sinh viên của mình, từ đó cũng góp phần tạo thành quả hoạt động cho tổ chức của họ. Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể cân nhắc và bổ sung một số đề xuất sau: nghiên cứu với việc mở rộng các biến độc lập, sử dụng mô hình nghiên cứu này và bổ sung biến phụ thuộc cuối cùng là lòng trung thành của sinh viên, bổ sung các biến kiểm soát nhằm làm rõ hơn kết quả nghiên cứu. |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1033097~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61617 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|