Title: | Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân – thực tiễn ở Thành Phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận |
Author(s): | Nguyễn Thị Thùy Trang |
Advisor(s): | Dr. Trần Huỳnh Thanh Nghị |
Keywords: | Quyền sở hữu đất đai; Land titles |
Abstract: | Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của đất đai đối với cuộc sống của con người, nó có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mẫu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị thì tranh chấp đất đai có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp. Tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài với số lượng người dân khiếu kiện ngày càng đông là vấn đề có tính thời sự nóng bỏng. Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nói chung và của Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận nói riêng thời gian qua còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị là giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng được tiến hành nhanh chóng, minh bạch, công bằng trên cơ sở của pháp luật. Xuất phát từ những căn cứ lý luận và thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân - thực tiễn ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận” là một nhu cầu cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đất đai hiện hành để giải quyết các tranh chấp về đất đai tại Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận nhằm phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót, bất cập của hệ thống pháp luật và từ đó đưa ra được những kiến nghị, các giải pháp giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có những điều chỉnh phù hợp, góp phần tiếp tục hoàn thiện nước trong điều kiện hội nhập hiện nay là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Luận văn sử dụng phương pháp luận là Chủ nghĩa duy vậy biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể. Luận văn có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam tham khảo trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đai tại Việt Nam trong thời gian tới. |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1033124~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/62608 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|