Title: | Pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Lê Thị Thanh Dung |
Advisor(s): | Dr. Viên Thế Giang |
Keywords: | People with disabilities; Legal status, law; Người khuyết tật; Tình trạng pháp lý, luật pháp |
Abstract: | Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, sở hữu những địa điểm tham quan như di tích Ngã Ba Giồng, vườn trầu Bà Điểm, Bảo tàng Hóc Môn...cùng nhiều di tích tôn giáo khác như: chùa Hoằng Pháp, Chơn Đức Thiền Viện, đền Phan Công Hớn... Trong nhiều năm thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, đảm bảo quyền của người khuyết tật. Tuy nhiên do đặc thù là vùng nông thôn nên cũng có nhiều bất cập trong chính sách đối với người khuyết tật, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản xã hội do nhận thức của cộng đồng, gia đình, và bản thân người khuyết tật, xem họ là gánh nặng. Hơn nữa, một bộ phận người khuyết tật còn thiếu tự tin, chưa được hỗ trợ kịp thời để vươn lên hòa nhập cộng đồng. Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tại luận văn cho mình. Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận để làm rõ bản chất của các quan hệ pháp lý về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam, qua thực tiễn thực hiện tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau: phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp diễn giải quy nạp. Người khuyết tật trên địa bàn huyện Hóc Môn đa đạng về các dạng tật, các chính sách bảo trợ xã hội cho người khuyết tật được thực hiện tương đối đảm bảo theo chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước, tuy nhiên các điểm sinh hoạt, vui chơi của người khuyết tật tại địa phương chưa được chú trọng. Kết quả nghiên cứu giúp cho địa phương phát huy những kết quả đã làm được, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thời gian qua, đưa chính sách đến đối tượng bảo trợ xã hội là người khuyết tật một cách kịp thời, hiệu quả, hỗ trợ cho đối tượng ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1033134~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/62652 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|