Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh |
Author(s): | Nguyễn Tuyết Thư |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Quỳnh Huy |
Keywords: | Công chức; Quản trị nhân sự; Động lực làm việc; Hành chính công; Civil servants; Personnel management; Public administration; Employee motivation |
Abstract: | Động lực làm việc là sự thúc đẩy con người làm việc hăng say, giúp họ phát huy sức mạnh tiềm tàng bên trong, vượt qua được những thách thức, khó khăn, hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Động lực lý giải cho lý do tại sao một người lại hành động khi người đó bắt tay vào làm việc mà không cần có sự cưỡng bức, khi đó, họ sẽ làm việc nhiều hơn điều mà cấp trên mong chờ ở họ với năng suất lao động tốt nhất. Vì vậy mục tiêu của nhà lãnh đạo làm sao tạo ra động lực làm việc giúp người lao động có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhất, phục vụ cho tổ chức. Muốn vậy, nhà lãnh đạo phải biết người lao động làm việc nhằm mục tiêu gì. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” để có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc từ đó sẽ đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc, giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thấy hài lòng với công việc, làm việc với tâm trạng tốt nhất và sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để hoàn thành công việc. Nghiên cứu được thực hiện với hai phương pháp căn bản đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, xây dựng bảng hỏi (phiếu khảo sát) với các yếu tố ảnh hưởng đó là: Tiền lương và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, điều kiện làm việc. Phương pháp định lượng sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý số liệu từ cỡ mẫu 210, thu về đạt 208 phiếu hợp lệ. Qua phân tích hồi quy cho thấy cả bốn yếu tố đều tác động cùng chiều với động lực làm việc ở các mức độ khác nhau theo phương trình hồi quy chuẩn hóa ĐL = .455*LĐ + .194*ĐK + .177*TL + .134*ĐT, trong đó lãnh đạo tác động mạnh nhất và yếu tố đào tạo và thăng tiến tác động thấp nhất đến động lực làm việc. Trên cơ sở mức tác động này, tác giả đã đề xuất các giải pháp cho lãnh đạo cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh để góp phần nâng cao động lực làmviệc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thời gian tới. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào bốn yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc với mức ý nghĩa 61.6%, nghĩa là chỉ có 61.6% phương sai động lực làm việc được giải thích bởi phương sai bốn biến độc lập: Tiền lương và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, điều kiện làm việc. Do đó, còn 38.4% phương sai của biến phụ thuộc được giải tích bởi các yếu tố ngoài mô hình. Vì vậy, các thành phần chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu đề xuất cần có hướng nghiên cứu tiếp theo để bổ sung, hoàn chỉnh hơn mô hình. |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1033055~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/62710 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|