Title: | Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện: tình huống huyện An Phú, tỉnh An Giang |
Author(s): | Huỳnh Hưng Thượng |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Hồng Thắng |
Keywords: | Ngân sách địa phương; Chi thường xuyên; Nguồn thu ngân sách; Frequent expenditure; Budget revenues |
Abstract: | Lý do chọn luận văn nghiên cứu: Ngoài việc đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp bậc cao học, bài luận văn còn giúp tôi giải quyết một vấn đề thực tiễn tại địa phương mà bản thân đang công tác. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm ra nguyên nhân không đảm bảo chi thường xuyên ngân sách huyện An Phú giai đoạn 2015 – 2020 và đề xuất giải pháp góp phần đảm bảo đủ nguồn thu đáp ứng chi thường xuyên cho các tháng trong một năm. Phương pháp nghiên cứu: * Trả lời 2 câu hỏi để giải quyết vấn đề: + Thực trạng đảm bảo chi thường xuyên thuộc ngân sách huyện An Phú trong giai đoạn 2015 - 2020 như thế nào? + Những giải pháp nào khả dĩ nhằm đảm bảo đủ nguồn thu đáp ứng chi thường xuyên cho các tháng trong một năm tại Huyện? * Chiến lược nghiên cứu và cách thức tiếp cận vấn đề: Tập trung nghiên cứu những đối tượng như: chi thường xuyên, cơ cấu chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện, tính chu kỳ của các khoản thu ngân sách Huyện hưởng theo phân cấp, và những nguyên nhân gây thiếu hụt chu kỳ của ngân sách huyện An Phú, tỉnh An Giang. Nghiên cứu được giới hạn ở các khoản thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện An Phú và thời gian là bộ dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020. Một số kết quả kinh tế - xã hội cũng được thu thập trong giai đoạn 2016 – 2020 của địa phương. * Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng trong luận văn. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện An Phú tỉnh An Giang giai đoạn 2015 – 2020. Dữ liệu sơ cấp được thu thập và tổng hợp từ những cuộc phỏng vấn chuyên gia dưới dạng bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu: * Luận văn đã tìm ra được nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo chi thường xuyên của ngân sách huyện An Phú. Thấy rõ sự mất cân đối tạm thời vào những tháng cuối năm giữa thu và chi ngân sách cấp huyện, mà tại đó khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm hơn 80% tổng thu ngân sách huyện trong khi số thu huyện được hưởng theo phân cấp lại rơi vào tháng 12 hàng năm. Kết luận và hàm ý: Luận văn nghiên cứu bối cảnh chung của ngân sách địa phương An Giang, đi sâu vào các khoản thu, chi ngân sách Huyện An Phú bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia kết hợp kỹ thuật thống kê mô tả nhằm giải thích làm cách nào trong ngắn hạn và dài hạn đảm bảo được chi thường ngân sách nhà nước Huyện. Hơn nữa, qua nghiên cứu, Luận văn đề xuất những giải pháp góp phần khắc phục tình trạng mất cân đối này tại một huyện cụ thể của tỉnh An Giang. Từ đó có thể nhân rộng cho những địa phương cấp huyện có điều kiện tương tự. |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/62851 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|