Title: | Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm, rối loạn lo âu và tình trạng kiệt sức của nhân viên y tế trong đại dịch Covid-19 tại Bệnh viện Quốc tế City |
Author(s): | Lê Thành Phan Thị Bích Thuận |
Advisor(s): | Dr. Ngô Hoàng Thảo Trang |
Keywords: | Trầm cảm; Depression; Rối loạn lo âu; Kiệt sức; Nhân viên y tế; Covid-19; Đại dịch; Anxiety; Burnout; Exhaustion; Healthcare workers; Doctors; Nurses; Pandemic |
Abstract: | Đại dịch dịch COVID-19 được coi là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, gây ra những hệ lụy rất lớn từ sức khỏe (thể chất và tâm lý) đến quan tâm chính trị xã hội và kinh tế. Các nhân viên y tế (NVYT) trong nhiều lĩnh vực, vị trí và rủi ro phơi nhiễm khác nhau đang báo cáo về các vấn đề trầm cảm, rối loạn lo âu và kiệt sức khi đối phó với những thách thức của đại dịch. Việc đánh giá tính trạng trầm cảm, rối loạn lo âu và kiệt sức cũng như các yếu tố liên quan giúp xem xét các biện pháp can thiệp để cải thiện sức khỏe cho nhân viên, duy trì cam kết gắn bó cũng như cải thiện chất lượng nhân sự tại bệnh viện là điều cấp thiết. Mục tiêu của luận văn là đánh giá tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu và kiệt sức sức trong công việc trong đại dịch COVID-19 cũng như phân tích các yếu tố liên quan. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ khảo sát trực tuyến cắt ngang với sự tham gia của 216/320 NVYT tại CIH trong thời gian đại dịch từ 22/9/2021 đến 30/9/2021. Những người tham gia điền vào 3 bảng câu hỏi được tiêu chuẩn hóa gồm Bảng câu hỏi về sức khỏe bệnh nhân (PHQ-9), câu hỏi đánh giá về trạng thái rối loạn lo âu chung (GAD-7) và Bảng kiểm kiệt sức Maslach Burnout Inventory (MBI) cũng như cung cấp các thông tin về các yếu tố nhân khẩu học, đặc điểm công việc và nguồn lực của tổ chức. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy thứ bậc để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học, đặc điểm công việc và nguồn lực của tổ chức đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm, lo âu và kiệt sức trong công việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ NVYT mắc trầm cảm từ nhẹ đến nặng lần lượt là 33,8%, 10,9% và 5,09%, còn lại 50,93% ở trạng thái bình thường. Mức độ rối loạn lo âu từ nhẹ đến nặng lần lượt là 23,15%, 6,48%, 2,78%, còn lại 67,59% bình thường. Mức độ kiệt sức về tinh thần (EE) từ thấp, trung bình đến cao lần lượt là 72,69%, 13,43%, 13,89%. Thái độ tiêu cực (DP) từ thấp, trung bình đến cao lần lượt là 76,85%, 13,43%, 9,72%. Tuổi, bản thân từng bị nhiễm Covid, có người thân, bạn bè thân nhiễm Covid, công việc trực tiếp chăm sóc bệnh nhân Covid, yếu tố nhân sự và đào tạo được xác định là các yếu tố có tác động đến tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu và kiệt sức trong công việc của NVYT tại CIH. Kết quả nghiên cứu đạt được các mục tiêu đề ra và làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị về việc cần theo dõi tình hình sức khỏe tinh thần của NVYT, điều chỉnh cơ sở hạ tầng, nguồn lực của tổ chức tốt hơn đồng thời quan tâm và phát triển các chiến lược đào tạo các chương trình ứng phó với dịch bệnh để đối phó với tình trạng diễn biến phức tạp của đại dịch. |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63047 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|