Title: | Tác động của cấu trúc kim tự tháp đến giá trị công ty gia đình: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam |
Author(s): | Lê Thái Bình |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Phùng Đức Nam |
Keywords: | Cấu trúc kim tự tháp; Quyền kiểm soát; Quyền dòng tiền; Công ty gia đình; Giá trị công ty; Pyramid structure; Control rights; Cash flow rights; Family firm; Firm value |
Abstract: | Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của cấu trúc kim tự tháp đến giá trị của các công ty gia đình tại Việt Nam. Thông qua dữ liệu thu thập được của 132 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Các công ty này được gia đình sở hữu, thiết lập và duy trì cấu trúc kim tự tháp liên tục trong giai đoạn nghiên cứu. Dữ liệu tạo thành bảng với 660 quan sát và biến Tobin’s Q được sử dụng đại diện cho giá trị công ty. Kế thừa mô hình nghiên cứu được phát triển bởi Jara và cộng sự (2021), tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM thực hiện hồi quy với biến phụ thuộc QTOB (Tobin’s Q) trên phần mềm Stata 15 để kiểm tra mối quan hệ giữa cấu trúc kim tự tháp và giá trị công ty của các công ty gia đình. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho thấy cấu trúc kim tự tháp hay sự phân tách giữa quyền kiểm soát (CR) và quyền dòng tiền (CFR) có mối quan hệ phi tuyến, hình chữ U ngược với giá trị công ty. Giá trị công ty là cao nhất tại một ngưỡng giới hạn, khi sự tách biệt giữa CR và CFR vượt quá ngưỡng giá trị này, tác động của cấu trúc kim tự tháp sẽ chuyển từ tích cực sang tiêu cực. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu cho thấy các tập đoàn kinh tế với đặc trưng sự kiểm soát quá mức cùng sự phân tách CR và CFR cao của các cổ đông kiểm soát từ công ty mẹ với các công ty thành viên sẽ có chi phí vượt quá lợi ích của sự liên kết kinh doanh, vì vậy không làm tăng giá trị công ty. Trong mô hình tập đoàn, các chủ sở hữu cuối cùng có động cơ và điều kiện thuận lợi để chiếm đoạt lợi ích của các cổ đông thiểu số hoặc các cổ đông của các công ty phía dưới kim tự tháp thông qua các hoạt động “đào hầm”. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra CEO gia đình có sự ảnh hưởng phi tuyến đến giá trị công ty, sự ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ phân tách giữa CR và CFR của chủ sở hữu gia đình. |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1033337~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63119 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|