Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71311
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐinh Ngọc Túen_US
dc.contributor.authorNguyễn Thị Thanh Thảoen_US
dc.date.accessioned2024-07-03T04:05:58Z-
dc.date.available2024-07-03T04:05:58Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71311-
dc.description.abstractMột thuộc tính định tính quan trọng của báo cáo tài chính là tính kịp thời. Việc thừa nhận rằng thời gian của cuộc kiểm toán là yếu tố quyết định quan trọng nhất ảnh hưởng đến thời gian công bố báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thúc đẩy cho các nghiên cứu về độ trễ kiểm toán (Ashton et. al., 1987; Carslaw & Kaplan, 1991; and Johnson, 1998). Đã có nhiều bài nghiên cứu điều tra về độ trễ kiểm toán lấy bối cảnh ở các quốc gia đã phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường kiểm toán với vấn đề độ trễ kiểm toán tại các quốc gia đang phát triển còn hạn chế mặc dù đã có các tài liệu nghiên cứu mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các quốc gia đó (có thể thấy trong các ví dụ của Simon et al. 1992; Walker and Johnson 1996; Che-Ahmad and Houghton 1996; Taylor 1997). Nghiên cứu này xem xét các yếu tố quyết định đến sự chậm trễ kiểm toán ở một nước đang phát triển là Việt Nam. Dữ liệu được xem xét ở giai đoạn mới nhất là thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện và phát triển lây lan gây ảnh hưởng không chỉ đến đời sức sống khoẻ của con người mà còn ở hầu hết tất cả các ngành nghề lĩnh vực trong xã hội. Mục đích của bài nghiên cứu nhằm điều tra các yếu tố quyết định đến độ trễ kiểm toán trong việc phát hành báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu dựa trên mẫu gồm 136 công ty niêm yết tại Việt Nam, xem xét các công ty này thuộc những lĩnh vực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đại dịch (như du lịch, hàng không, nhà hàng – khách sạn, bất động sản,…). Tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng dữ liệu thứ cấp dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm của năm 2019, 2020 và 2021, kết quả hồi quy tuyến tính OLS đã cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến độ trễ kiểm toán gồm: KAP (chất lượng cuộc kiểm toán), ý kiến kiểm toán, chỉ số ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản), quy mô công ty, độ tuổi công ty và các khoản phải thu ngắn hạn của công ty. Trái ngược với những lý thuyết trước đây, những công ty niêm yết Việt Nam được kiểm toán bởi những kiểm toán viên có chất lượng thường có độ trễ kiểm toán dài hơn và những công ty nào có quy mô lớn hơn lại có độ trễ kiểm toán dài hơn. Kiểm định tăng cường đã được tiến hành bằng cách ước lượng lại với mô hình dạng bảng và cho ra kết quả là mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên là mô hình hiệu quả nhất và được chọn làm mô hình để kiểm độ vững của các kết luận trên.en_US
dc.format.medium28 tr.en_US
dc.language.isovien_US
dc.publisherĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minhen_US
dc.relation.ispartofseriesGiải thưởng Nhà nghiên cứu trẻ UEH 2023en_US
dc.titlePhân tích những yếu tố ảnh hưởng đến độ trễ kiểm toán của các công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn Covid 19.en_US
dc.typeResearch Paperen_US
ueh.specialityTài chính - Kế toán - Kiểm toánen_US
ueh.awardGiải Cen_US
item.grantfulltextreserved-
item.languageiso639-1vi-
item.fulltextFull texts-
item.openairetypeResearch Paper-
item.cerifentitytypePublications-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:Nhà nghiên cứu trẻ UEH
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.