Title: | Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình thế giới biến động |
Author(s): | Tạ Hồng Trúc |
Advisor(s): | Nguyễn Thị Trường Hân |
Keywords: | Khả năng thích ứng; Hỗ trợ xã hội; Hiệu quả; Niềm tin; Sinh viên; Biến động; VUCA.; Nghề nghiệp |
Abstract: | Hiện nay chúng ta đang sống ở thời đại ‘‘VUCA’’ - thời đại với nhiều những biến động, những thay đổi đột ngột, có tính phức tạp và đầy mơ hồ thống trị. Do đó, sự thích ứng là khả năng thiết yếu để con người thích nghi với thời đại ngày nay. Sinh viên lại được biết đến là “những đứa trẻ trong thời đại chấm com” - thế hệ phải luôn sẵn sàng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau, đối mặt với những thay đổi đột ngột. Nên khả năng thích ứng trước những biến động của sinh viên được đánh giá cao trong quá trình phát triển của họ. Và để tìm hiểu về khả năng thích ứng ở sinh viên, nhóm đã quyết định nghiên cứu những yếu tố tác động đến khả năng thích ứng và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Cụ thể hơn, nhóm tìm hiểu về sự biến động trong tâm lý về mục tiêu, nghề nghiệp sau này của sinh viên, do đó nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài “Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thế giới biến động”. Bài nghiên cứu dùng bộ dữ liệu sơ cấp được nhóm thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát về khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (N=250). Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, nhóm tiến hành phân tích dữ liệu thông qua: phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích nhân tố khẳng định CFA và thiết lập mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trong thời đại biến động. Cụ thể là yếu tố “Hỗ trợ xã hội” ảnh hưởng tích cực đến “Niềm tin nghề nghiệp” và “Niềm tin hiệu quả bản thân”; yếu tố “Niềm tin nghề nghiệp” tác động tích cực đến “Niềm tin hiệu quả bản thân” và yếu tố “Chất lượng giảng dạy” ảnh hưởng đến “Niềm tin hiệu quả bản thân” cũng như “Khả năng thích ứng nghề nghiệp”. Hơn nữa, nghiên cứu còn xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố “Hỗ trợ xã hội”, “Niềm tin nghề nghiệp” và “Niềm tin hiệu quả bản thân” đến “Khả năng thích ứng nghề nghiệp” ở sinh viên trên địa bàn thành phố HCM. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá mức độ tác động của các yếu tố lên khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên và đề xuất cho bộ phận sinh viên nói riêng và thế hệ Z nói chung chủ động thích nghi và phát triển trước thế giới đầy biến động. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu còn đề xuất khuyến khích các bài nghiên cứu sau này nhằm mở rộng nhiều góc nhìn cũng như khía cạnh khác của vấn đề; nên tập trung phát triển hơn ở những nhóm nghiệm thể đã ra trường; vừa học vừa làm để đánh giá sự thích ứng khách quan, chất lượng hơn. |
Issue Date: | 2023 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Series/Report no.: | Giải thưởng Nhà nghiên cứu trẻ UEH 2023 |
URI: | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71529 |
Appears in Collections: | Nhà nghiên cứu trẻ UEH
|