Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71888
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Xuân Hưngen_US
dc.contributor.authorĐồng Thị Khánh Vyen_US
dc.contributor.otherTạ Thị Yến Nhien_US
dc.contributor.otherGịp Tâm Nhien_US
dc.contributor.otherLê Thị Phương Thảoen_US
dc.contributor.otherChâu Tuyết Hoaen_US
dc.date.accessioned2024-09-12T06:38:16Z-
dc.date.available2024-09-12T06:38:16Z-
dc.date.issued2024-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71888-
dc.description.abstractTrí tuệ cảm xúc là một dạng năng lực có ý nghĩa quan trọng đối với con người nói chung và giới trẻ nói riêng, bởi tính ứng dụng của nó trong nhiều khía cạnh của cuộc sống ngày nay. Sinh viên được coi là những nhà lãnh đạo của tương lai và được kỳ vọng sẽ thực hiện nhiều vai trò khác nhau với năng lực là hiệu quả. Để thiết lập ý thức hòa hợp và tạo dựng mối quan hệ gắn kết giữa các cá nhân trong một môi trường học tập hay làm việc, sinh viên cần thiết phải trau dồi và nâng cao trí tuệ cảm xúc của bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xuất phát từ thực trạng đó, nhóm tác giả thực hiện bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Kế toán - Kiểm toán”. Nghiên cứu đã dựa vào các lý thuyết của Salovey và Mayer về trí tuệ cảm xúc, sử dụng thang đo Wong and Law (2002) được phát triển dựa trên mô hình lý thuyết này để đánh giá trí tuệ cảm xúc theo 4 nhân tố bao gồm Tự đánh giá cảm xúc (SEA), Hiểu cảm xúc của người khác (OEA), Sử dụng cảm xúc (UOE) và Quản lý cảm xúc (ROE). Với 210 mẫu hợp lệ được thu thập từ đối tượng là sinh viên Kế toán - Kiểm toán tại Đại học UEH, dữ liệu định lượng được xử lý dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 27. Hệ số R 2 qua phân tích hồi quy cho thấy các biến độc lập của yếu tố TTCX trong mô hình hồi quy tuyến tính có mức độ ảnh hưởng khoảng 43.7% phương sai của biến phụ thuộc là KQHT, đảm bảo rằng nghiên cứu có thể được sử dụng trong thực tiễn. Từ các kết quả thu về cho thấy hai giả thuyết là Sử dụng cảm xúc (UOE) và Quản lý cảm xúc (ROE) của TTCX có tác động tích cực đến KQHT của sinh viên đều được chấp nhận. Tuy nhiên, hai yếu tố Tự đánh giá cảm xúc (SEA) và Hiểu cảm xúc của người khác (OEA) là không có tác động, trái ngược với giả thuyết tác động dương được đặt ra ban đầu. Điều đó có nghĩa rằng năng lực Sử dụng cảm xúc và Quản lý cảm xúc càng cao dẫn đến KQHT tốt hơn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho nhà trường nói chung và khoa Kế toán của nhà trường nói riêng có một cái nhìn cụ thể hơn về tầm quan trọng của TTCX, tìm ra các giải pháp giáo dục để nâng cao KQHT ở cả khía cạnh tri thức, xã hội và cảm xúc cho sinh viên. Đồng thời, đưa ra các giải pháp đề xuất mang tính xác thực, bồi dưỡng có hệ thống TTCX của sinh viên giúp họ có nhận thức một cách đầy đủ, cải thiện năng lực của bản thân để đáp ứng nhu cầu môi trường làm việc năng động và không ngừng phát triển sau nàyen_US
dc.format.medium84 p.en_US
dc.language.isovien_US
dc.publisherĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minhen_US
dc.relation.ispartofseriesGiải thưởng Nhà nghiên cứu trẻ UEH 2024en_US
dc.titleẢnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên kế toán - kiểm toánen_US
dc.typeResearch Paperen_US
ueh.specialityKinh tếen_US
ueh.awardGiải Aen_US
item.openairetypeResearch Paper-
item.grantfulltextreserved-
item.fulltextFull texts-
item.cerifentitytypePublications-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.languageiso639-1vi-
Appears in Collections:Nhà nghiên cứu trẻ UEH
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.