Title: | Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng và ý định tiếp tục sử dụng CHATGPT của sinh viên trên địa bàn TPHCM |
Author(s): | Nguyễn Thành Tài |
Advisor(s): | Nguyễn Văn Dũng |
Keywords: | ChatGPT; Ssinh viên; Trí tuệ nhân tạo (AI); UTAUT2; Sự tin tưởng; Ý định tiếp tục sử dụng; TPHCM |
Abstract: | Với những bước tiến nhảy vọt của khoa học - kĩ thuật như hiện nay, các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày một phủ sóng rộng rãi trong môi trường giáo dục và thường xuyên được giảng viên, người học tận dụng để công tác dạy và học được diễn ra thuận lợi hơn. Trong số đó, ChatGPT đã tạo ra sự chú ý lớn trong giới học thuật nhờ vào sự linh hoạt trong xử lý các ngôn ngữ khi đưa ra đáp án cho phần lớn các câu hỏi hay yêu cầu được đưa ra một cách logic, sâu sắc và trôi chảy. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm vận dụng Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ mở rộng (UTAUT2) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng và ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT của sinh viên tại TPHCM, sau đó tiến hành đưa ra những khuyến nghị để sử dụng công cụ này một cách có hiệu quả hơn và đảm bảo được “liêm chính học thuật” khi sử dụng. Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu. Dữ liệu thông qua 424 sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn TPHCM đã được thu thập, trong đó có 306 sinh viên đã từng biết đến và sử dụng ChatGPT. 306 mẫu này sau đó được tiến hành xử lý và phân tích thông qua phần mềm SmartPLS 4.0. Sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM), các giả thuyết đã được kiểm tra và phân tích kỹ càng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tất cả các yếu tố độc lập bao gồm Kỳ vọng hiệu quả, Kỳ vọng nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Thói quen và Động lực thụ hưởng đều có tác động đáng kể đến "Sự tin tưởng". Tuy nhiên, khi xét đến tác động của các yếu tố này (bao gồm cả "Sự tin tưởng") lên "Ý định tiếp tục sử dụng", chỉ có Kỳ vọng hiệu quả, Kỳ vọng nỗ lực, Điều kiện thuận lợi, Thói quen và Sự tin tưởng là những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể. Ảnh hưởng xã hội và Động lực thụ hưởng không cho thấy tác động đáng kể đến "Ý định tiếp tục sử dụng". Bên cạnh đó, kết quả của tác động trung gian và tác động tổng hợp cũng được bổ sung thêm trong nghiên cứu nhằm đánh giá một cách toàn diện về các mối quan hệ trong mô hình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thu thập một số yếu tố nhân khẩu học nhằm hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu chính (sinh viên đã biết và sử dụng ChatGPT) và mức độ nhận biết của các sinh viên nói chung về ChatGPT. Các phát hiện của nghiên cứu này có thể trở thành nguồn hữu ích cho các nghiên cứu trong tương lai về UTAUT2, đặc biệt là các công nghệ được hỗ trợ bởi AI, cũng như cung cấp những thông tin, góc nhìn đa dạng giúp các tổ chức, trường đại học, hay các nhà hoạch định đưa ra được những chính sách, quy định phù hợp nhằm cải thiện và tối ưu hóa việc sử dụng ChatGPT cho người dùng nói chung và sinh viên nói riêng. |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Series/Report no.: | Giải thưởng Nhà nghiên cứu trẻ UEH 2024 |
URI: | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/72857 |
Appears in Collections: | Nhà nghiên cứu trẻ UEH
|