Title: | Pháp luật về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp |
Author(s): | Vũ Ngọc Bảo |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Phạm Duy Nghĩa |
Keywords: | Doanh nghiệp nhà nước; State-owned enterprises; Vốn nhà nước; State capital; Quản lý vốn; Capital management; Giám sát; Supervision; Kiểm tra; Inspection; Đại diện phần vốn góp; Representation of contributed capital |
Abstract: | Sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước, Việt Nam tiến hành tổ chức một nền kinh tế kế hoạch trong phạm vi cả nước. Cùng với những khó khăn của đất nước vừa trải qua một cuộc chiến dài, lại đối mặt với chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh vối Trung Quốc ở phía bắc đồng thời các nguồn viện trợ của khối Xã hội chủ nghĩa bị suy giảm, cuộc tấn công do bao vây cấm vận càng khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Tất cả những điều này thúc đẩy Việt Nam tiến hành mở cửa nền kinh tế sau đại hội Đảng lần thứ VI. Chính sách mới kêu gọi những nguồn vốn nước ngoài và vốn tư nhân đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển nền kinh tế. Cạnh tranh bắt đầu đã tạo sức ép cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã thất bại mất vốn, lãnh đạo vướng vòng lao lý nhưng cũng có những doanh nghiệp đạt được thành công nhất định. Nghiên cứu các bài học cả về thành công và thất bại để đề xuất các chính sách phù hợp không chỉ giúp bảo toàn mà còn có thể gia tăng nguồn vốn, thực hiện tốt các mục tiêu điều tiết nền kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu của tác giả cho thấy có nhiều dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư bị thất thoát, hậu quả là nhà nước vốn và cán bộ. Một trong những nguyên nân được chỉ ra là do các cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, các quy định của pháp luật chưa ràng buộc được trách nhiệm của người đứng đầu, mà con khiến họ chịu nhiều tác động của các bên liên quan khiến khó ra được các quyết định đầu tư hiệu quả nhất. Tác giả đã dùng lý thuyết các bên liên quan để phân tích, đánh giá và nhận thấy có bên liên quan như các tổ chức Đảng có tham gia quản lý doanh nghiệp nhà nước nhưng chưa quy định rõ chức năng nhiệm vụ của tổ chức này khiến nhiều cán bộ lợi dụng để trục lợi. Tác giả đề xuất cần minh bạch hóa các bên liên quan như các tổ chức Đảng trong doanh nghiệp, hình thành các hợp đồng ủy thác, tham khảo các hướng dẫn quản trị tốt doanh nghiệp nhà nước theo kinh nghiệm quản trị quốc tế mà tổ chức phát triển kinh tế OECD đã tổng kết và đề xuất |
Issue Date: | 2022 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1038354~S8 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/74712 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|